Chiều (5/7), Cục Hàng hải VN tổ chức Hội nghị đánh giá hoạt động 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ cuối năm.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công ghi nhận những nỗ lực của tập thể cán bộ, công nhân viên chức Cục Hàng hải VN. Thời gian qua, các nhiệm vụ, kế hoạch đều đạt, nhất là lĩnh vực xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn thực hiện Bộ luật Hàng hải 2015, cải cách hành chính, tìm kiếm cứu nạn… đều có những kết quả đáng ghi nhận.

Về nhiệm vụ những tháng cuối năm, Thứ trưởng Công lưu ý Cục Hàng hải VN và các đơn vị liên quan phải quyết liệt thực hiện Nghị quyết TW5, chú trọng xây dựng cơ chế phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực hàng hải

                             Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công phát biểu tại Hội nghị

“Cục Hàng hải VN phải xây dựng các kế hoạch, kiến nghị để xây dựng cơ chế chính sách phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực hàng hải. Các cơ chế liên quan đến vận tải biển, đóng tàu, cảng biển và dịch vụ do tư nhân đầu tư. Thành phần kinh tế tư nhân đang phát triển tốt dù chưa được hưởng nhiều từ các cơ chế chính sách, cũng như vốn”, Thứ trưởng Công nói và lấy ví dụ trong lĩnh vực cảng biển đã được cổ phần hóa. Các doanh nghiệp cảng biển của VNL đã được cổ phần hóa sớm thì hiệu quả rất cao. Như cảng Khuyến Lương sau cổ phần hóa có chuyển biến về chất, đời sống CBCNV tốt hơn, đóng góp ngân sách tốt hơn.

Cũng như vậy là cảng Quảng Ninh, so sánh 3 năm trước cổ phần hóa, năm lãi nhiều nhất được 9 tỷ đồng, năm 2013 lãi 2,1 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2014 bắt đầu thực hiện cổ phần hóa lãi 13 tỷ đồng và năm 2016 lãi 71 tỷ đồng. Sản lượng hàng hóa thông qua cảng này 3 trước và sau cổ phần hóa như nhau, nhưng lợi nhuận lại tăng nhiều lần.

Lĩnh vực vận tải biển cũng vậy, trong khi vận tải biển khó khăn nhiều năm qua, nhưng các doanh nghiệp vận tải biển tư nhân vẫn tồn tại và phát triển được. Các hoạt động dịch vụ hàng hải ngày càng tăng, thu hút được tư nhân tham gia. Trách nhiệm của chúng ta phải xây dựng kế hoạch cụ thể tăng cường thể chế chính sách tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển.

Cũng như vậy là cảng Quảng Ninh, so sánh 3 năm trước cổ phần hóa, năm lãi nhiều nhất được 9 tỷ đồng, năm 2013 lãi 2,1 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2014 bắt đầu thực hiện cổ phần hóa lãi 13 tỷ đồng và năm 2016 lãi 71 tỷ đồng. Sản lượng hàng hóa thông qua cảng này 3 trước và sau cổ phần hóa như nhau, nhưng lợi nhuận lại tăng nhiều lần.

Lĩnh vực vận tải biển cũng vậy, trong khi vận tải biển khó khăn nhiều năm qua, nhưng các doanh nghiệp vận tải biển tư nhân vẫn tồn tại và phát triển được. Các hoạt động dịch vụ hàng hải ngày càng tăng, thu hút được tư nhân tham gia. Trách nhiệm của chúng ta phải xây dựng kế hoạch cụ thể tăng cường thể chế chính sách tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Công yêu cầu Cục Hàng hải VN nghiên cứu áp dụng mô hình mới Ban Quản lý khai thác cảng sao cho hiệu quả nhất, làm tốt đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải, tìm kiếm cứu nạn, phòng chống lụt bão; Xây dựng văn bản QPPL, trong đó có nghị định quan trọng về quy chế đầu tư xây dựng triển khai các dự án vùng nước cảng biển. Đây là nghị định rất khó, đặc biệt là liên quan đến xã hội hóa. Cục cần tập trung xây dựng dự thảo, trình Bộ đúng thời hạn và đảm bảo chất lượng.

Trước đó báo cáo tại hội nghị, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải VN Đỗ Hồng Thái cho biết, 6 tháng qua, đơn vị này đã trình cấp có thẩm ban hành các văn bản hướng dẫn, thi hành Bộ luật Hàng hải 2015, tiếp tục xây dựng các VBQPPL hướng dẫn Bộ luật, gồm 4 dự thảo Nghị định của Chính phủ, 1 dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủi, 15 dự thảo Thông tư của Bộ trưởng (riêng Thông tư công bố vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải, Cục chủ động rà soát, xây dựng dự thảo trình Bộ) và 01 Hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định.

Ông Thái cũng cho biết, 100% dự thảo VBQPPL hoàn thành đúng tiến độ. Cục đã trình Bộ 9 Đề cương chi tiết, 15 Dự thảo văn bản. Đến nay, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành 14 VBQPPL, gồm 5 Nghị định và 9 Thông tư, các dự thảo VBQPPL khác cũng đang được các cấp khẩn trương thẩm định, góp ý theo quy định và sớm ban hành, bảo đảm triển khai thực hiện ngay sau khi Bộ luật có hiệu lực. Cục Hàng hải VN đã triển khai xây dựng 3 Đề án quy hoạch theo đúng tiến độ. Các lĩnh vực cảng biển, vận tải biển, dịch vụ đều tăng trưởng. Công tác bảo đảm an ninh, an toàn, tìm kiếm cứu nạn hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất cho người bị nạn trên biển.

Những tháng cuối năm, Cục Hàng hải VN đặt ra 10 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó tiếp tục tập trung xây dựng và tổ chức thực hiện VBQPPL; triển khai các quy hoạch, kế hoạch và đề án hàng hải; phát triển nguồn nhân lực hàng hải; bảo đảm an toàn an ninh hàng hải, tìm kiếm cứu nạn, phòng chống thiên tai; Cải cách hành chính và phối hợp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải…

(Theo Báo Giao thông)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây